QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 2
Tổng số: 692,497
CHI TIẾT
Tổng quan về chuẩn năng lực dược sĩ trên thế giới
A worldwide review on the professional competency standards of pharmacists
Đỗ Xuân Thắng, Lê Thu Thuỷ, Lã Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Phương Chi, Nguyễn Thị Phương Thuý, Đào Nguyệt Sương Huyền, Nguyễn Mạnh Tuyển
Số: 518 - Tháng 6/2019 - Trang 3-8

Trong hệ thống y tế, người dược sỹ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Để nâng cao chất lượng chăm sóc dược và sức khoẻ cộng đồng được tối ưu, đòi hỏi người dược sĩ hành nghề cn có năng lực phù hợp với từng vị trí công việc. Do vậy, việc có được một chuẩn năng lực dành cho dược sĩ là hết sức cần thiết. Chuẩn năng lực dược sĩ là cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát, đánh giá chất lượng đào tạo dược sĩ và đảm bảo chất lượng cho các cơ sở đào tạo Dược. Chuẩn năng lực còn là căn cứ để các trường đào tạo Dược xây dựng và áp dụng đổi mới chương trình đào tạo, đào tạo dựa trên năng lực.

            Chuẩn năng lực của dược sĩ (Competency standards for Pharmacists) đã đượcmột số quốc gia trên thế giới ban hành từ đầu những năm 2000 như Úc, Xinh-ga-po và Thái Lan. Năm 2012, Liên đoàn Dược quốc tế (International Pharmaceutical Federation - FIP) dựa trên khung chuẩn năng lực của 8 quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và ban hành khung năng lực toàn cầu của dược sĩ. Theo đó, các quốc gia khác đã dựa trên khung năng lực của FIP để xây dựng chuẩn năng lực dược cho từng quốc gia. Các chuẩn năng lực này được ban hành và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu công việc của dược sĩ tại từng quốc gia và trong từng giai đoạn.

            Tại Việt Nam, chuẩn năng lực cho các lĩnh vực bác sĩ đa khoa, nha khoa và điều dưỡngtrình độ đai học đã được ban hành chính thức làm cơ sở cho các hoạt động chuyên môn và quản lý. Tuy nhiên, chuẩn năng lực trình độ đại học cho người hành nghề trong lĩnh vực Dược vẫn chưa được ban hành. Trong lĩnh vực dược hiện mới chỉ ban hành tiêu chuẩn chức danh về nghề nghiệp dược cho dược sĩ cao cấp (hạng I), dược sĩ chính (hạng II), dược sĩ (hạng III) và dược hạng IV. Do đó, xây dựng chuẩn năng lực cho lĩnh vực Dược trình độ đại học tại Việt Nam là yêu cầu thiết yếu, cấp bách và cần sớm thực hiện. Câu hỏi đặt ra là cần những tiêu chuẩn gì cho khung chuẩn năng lựcdược ở Việt Nam?

Để góp phần trả lời câu hỏi đó, tiến hành tổng quan các chuẩn năng lực dược đã được công bố trên thế giới để đưa ra được bức tranh toàn cảnh về yêu cầu năng lực cần có của người dược sĩ; Từ đó, làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp tiếp cận, tổ chức nghiên cứu để xây dựng và đề xuất dự thảo chuẩn năng lực dược sỹ tại Việt Nam.

Chuẩn năng lực (Competency standard): Được định nghĩa là những mức trình độ, khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế, được công nhận qua đánh giá, kiểm định theo những chuẩn năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp (professional competency) là sự phù hợp giữa những thuộc tính tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu chung lại, năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố: kiến thức chuyên môn, kỹ năng thái độ hành nghề chuyên nghiệp.

Khung năng lực:

- Lĩnh vực 1: Hành nghề chuyên nghiệp và có đạo đức

- Lĩnh vực 2: Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực 3: Tổ chức và quản lý

- Lĩnh vực 4: Năng lực đảm bảo chất lượng thuốc

- Lĩnh vực 5: Năng lực bào chế, sản xuất thuốc

- Lĩnh vực 6: Năng lực cung ứng thuốc

- Lĩnh vực 7: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý

Kết luận

            Các khung năng lực (của FIP và các quốc gia) đã xác định các năng lực truyền thống cần có của người dược sỹ như: năng lực chăm sóc người bệnh, hành nghề chuyên nghiệp và có đạo đức, đảm bảo chất lượng, bào chế - sản xuất thuốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chuẩn năng lực của các nước trên thế giới cũng đã cho ra rằng các năng lực như giao tiếp và cộng tác, quản lý cung ứng thuốc và đặc biệt vai trò chăm sóc người bệnh ngày càng được chú trọng và nâng cao. Như vậy, từ kết quả tổng quan đã cho thấy yêu cầu về năng lực dược sỹ cần bao gồm các lĩnh vực: hành nghề chuyên nghiệp và có đạo đức, giao tiếp và cộng tác, quản lý cung ứng thuốc, đảm bảo chất lượng, bào chế - sản xuất thuốc và năng lực sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Việc xây dựng chuẩn năng lực dược sỹ cho Việt Nam cần cân nhắc các yêu cầu về năng lực đã được tổng quan trên đây.

            Theo đó, chương trình đào tạo Dược cần được xây dựng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo và cung cấp đủ năng lực phù hợp cho người dược sĩ hành nghề. Các cơ sở đào tạo Dược cn tạo ra "sản phẩm đào tạo" là người dược sỹ có năng lực phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Từ đó, hạn chế và khắc phục tình trạng cung cấp dịch vụ y tế không đạt chất lượng hay sai sót do người dược sỹ thiếu năng lực. Quá trình đào tạo nhân lực Dược là nền tảng quan trọng góp phần hình thành năng lực người dược sĩ. Với việc có chuẩn năng lực Dược Việt Nam sẽ giúp:

- Thống nhất về năng lực hành nghề cho các dược sỹ trên toàn quốc.

- Giúp cho người dân được chăm sóc dược tốt bởi các dược sỹ có năng lực

- Chuẩn hóa được năng lực dược sỹ ở Việt Nam, có căn cứ đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, kiểm soát chất lượng đào tạo, đánh giá hiệu suất làm việc, xác định các lỗ hổng kỹ năng, năng lực.

- Xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp và đào tạo theo chuẩn năng lực.

- Để đổi mới chương trình đào tạo dược sỹ dựa trên năng lực.

- Xây dựng chuẩn đào tạo đầu ra cho các trường đào tạo Dược.

- Là căn cứ quan trọng để có thể triển khai thực hiện thi Quốc gia cấp chứng chỉ Dược sỹ theo hướng hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

            - Là thông tin quan trọng giúp Bộ Y tế nói riêng và Nhà nước nói chung có chính sách, quy định phù hợp trong việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực.

Competencies meeting work requirements are essential for all healthcare professional workers and specialists including pharmacists. Pharmacy education programs, in the current international tendency, should be strictly refered to the competency standards. In Vietnam, training programs in healthcare are moving towards meeting the competency standards. Until now, competency standards for Vietnamese medical doctors, dentists and nurses are already in place. In contrary, the competency standards for pharmacists have not been explicitly recognized, while the competency frameworks have been established in various developed countries including Australia, Ireland, Singapore and Thailand as well. This article presents a review on the competency frameworks for pharmacists published internationally. Based on the published national competency frameworks, a global competency framework for pharmacists was developed in 2012 by International Pharmaceutical Federation (FIP). Overall, the reviewed competency frameworks for pharmacists consist of the folowing areas: professional and ethical practice, communication and cooperation, organisation and management, drug quality ensurance, drug preparation and manufacturing, managing drug supply and the rational use of medicine. Beside the competencies traditionally required for pharmacists (such as professional and ethical practice, drug quality ensurance, drug preparation and manufacturing), those including communication and cooperation, organisation and management, managing drug supply, especially those directly related to patient care, tend to be more and more emphasized and developed.

Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com