QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 1
Tổng số: 700,051
CHI TIẾT
Một số vấn đề liên quan đến sử dụng insulin chưa phù hợp trên bệnh nhân đái tháo đường tại một bệnh viện tuyến Trung ương
Some problems arising from the improper use of insulin in diabetic patients at a national hospital
Nguyễn Thị Thảo, Hoàng Thị Trang, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phạm Thị Thúy Vân
Số: 521 - Tháng 9/2019 - Trang 11-17

Trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ), insulin là một liệu pháp quan trọng cho tất cả các bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi không đạt mục tiêu điều trị với các thuốc đường uống. Insulin được sử dụng phổ biến dưới dạng đường tiêm và được kê đơn sử dụng ngoại trú cho bệnh nhân. Trên thị trường có nhiều loại insulin khác nhau phù hợp với từng chỉ định, nhu cầu và điều kiện tài chính của từng bệnh nhân, trong đó, bút tiêm insulin và bơm tiêm kèm theo lọ insulin (gọi tắt là bơm tiêm insulin) là 2 dụng cụ tiêm được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, sử dụng insulin không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, đồng thời, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như hạ đường huyết, ngứa, đau tại chỗ tiêm, loạn dưỡng mỡ. Bên cạnh kĩ thuật chưa tốt khi sử dụng các loại thiết bị tiêm, các vấn đề liên quan khác như cách bảo quản insulin, thời điểm tiêm insulin, lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm sai vẫn được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân sử dụng insulin ở ngoại trú trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy cần thiết có những nghiên cứu chỉ ra các vấn đề liên quan đến sử dụng insulin của bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là trên nhóm bệnh nhân có kiểm soát đường huyết kém để từ đó có những giải pháp phù hợp. Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ có sử dụng insulin ở ngoại trú, được chỉ định nhập viện và điều trị tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường một bệnh viện tuyến Trung ương với mục tiêu nhìn nhận một số vấn đề liên quan đến sử dụng insulin trong điều trị ngoại trú như: Cách bảo quản, thời điểm tiêm, tái sử dụng kim tiêm, lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân có chỉ định nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường của một bệnh viện tuyến Trung ương thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn sau: Sử dụng insulin ngoại trú tại thời điểm trước nhập viện, có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp, đối thoại trực tiếp và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lấy mẫu.

- Thiết kế nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý số liệu.

- Một số quy ước sử dụng trong nghiên cứu.

Kết luận

Nghiên cứu trên 65 bệnh nhân ĐTĐ sử dụng insulin ở ngoại trú và có chỉ định nhập viện điều trị tại một bệnh viện tuyến Trung ương đã cho thấy vẫn còn những vấn đề liên quan đến sử dụng insulin của bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú như bảo quản insulin khi đang sử dụng chưa đúng cách (59,3% đối với nhóm sử dụng bút tiêm), sử dụng insulin sai thời điểm (16,2%), tái sử dụng kim tiêm (nhóm bút tiêm: 96%, nhóm bơm tiêm: 94,7%), chỉ sử dụng một vùng da duy nhất để tiêm insulin (56,9%). Bệnh viện nên có các biện pháp tăng cường hướng dẫn cho bệnh nhân để cải thiện các vấn đề về sử dụng insulin chưa phù hợp đã ghi nhận được trong nghiên cứu.

As improper use of insulin may raise the risk of uncontrolled blood glucose and other adverse drug reactions, and it is well-known that the common insulin misuses were the lack of knowlege and skills in insulin storage, inappropriate injection technique, injection time, injection site, reuse of needdles, … the use of insulin in relation to these was investigated in patients admitted to the Department of Endocrinology - Diabetes from 14/1/2019 to 14/4/2019 by using a questionare. The questionare was designed based on the product informations, overview of the researches, comments by doctors and nurses at the department. The study involved a cohort of 65 selected patients with 80 insulin devices dispensed. Of them, most patients were elderly (median age of 74.5) and praciced inappropriate storage of in-use insulin pen (59.3%). Percentage of wrong-time insulin injection was 16.2%. Most patients reused needles (96.0 % and 94.7% in the group using pen and syringe, respectively) and used a unique injection site (56.9%). This suggested that the hospital needs practical solutions to ensure proper use of insulin in diabetic outpatients.

Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com