QUẢNG CÁO
 
Truy cập
Đang online: 1
Tổng số: 698,552
CHI TIẾT
Phân tích danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2018
Analysis of antibiotic consumption at An Phu Health Centre (An Giang province) in 2018
Nguyễn Thị Thanh Hương, Đoàn Văn Giang
Số: 528 - Tháng 4/2020 - Trang 15-18

Tại Việt Nam việc sử dụng thuốc còn chưa đảm bảo an toàn, hợp lý, tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn cao, nguy cơ kháng kháng sinh đang gia tăng cho thấy sự cần thiết phải tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh và giám sát kháng kháng sinh. Sự cần thiết phải có kháng sinh dự trữ đã được Tổ chức Y tế thế giới đề cập trong danh mục thuốc thiết yếu 2017 hướng dẫn phân loại kháng sinh theo 3 loại: tiếp cận - theo dõi - để dành, trong các kháng sinh sử dụng phải theo dõi gồm các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3.

Kháng sinh luôn là nhóm thuốc có tỷ trọng cao trong tổng kinh phí bệnh viện có thể do tình trạng lạm dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế, sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh hay nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng 1/3 bệnh nhân có chỉ định kháng sinh không hợp lý. Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015 và quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 4/3/2016 [3] nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng kháng sinh, đồng thời cũng triển khai nhiều hoạt động tuyên tryền về sử dụng kháng sinh hợp lý.

Trung tâm Y tế (TTYT) huyện An Phú được sáp nhập bởi TTYT huyện An Phú và Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú bắt đầu từ 30/10/2017 bởi UBND tỉnh An Giang, là cơ sở khám chữa bệnh với số giường kế hoạch là 150. Hàng ngày, TTYT thực hiện công tác điều trị cho 120 - 150 bệnh nhân nội trú, tiếp nhận hơn 15 trường hợp cấp cứu và khám chữa bệnh từ 500 - 600 bệnh nhân ngoại trú với mô hình bệnh tật phong phú. Mặc dù tổng tiền thuốc sử dụng tại TTYT xấp xỉ 8,6 tỷ đồng, song tỷ lệ giá trị thuốc kháng sinh sử dụng là cao nhất cho thấy sự cần thiết giám sát sử dụng kháng sinh tại tuyến y tế cơ sở. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: Phân tích cơ cấu kháng sinh đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện An Phú năm 2018 nhằm tìm ra những kháng sinh sử dụng còn chưa hợp lý làm cơ sở cho việc khuyến cáo quản lý sử dụng kháng sinh tại TTYT trong những năm tiếp theo.

            Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ thuốc kháng sinh (49 khoản mục) trong số 313 khoản mục thuốc đã sử dụng tại TTYT huyện An Phú, tỉnh An Giang được xuất từ Khoa Dược trong năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu:

- Mô tả hồi cứu.

- Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được kết xuất ra file Excel, liều DDD của mỗi thuốc kháng sinh được tra cứu theo khuyến cáo của WHO. Sử dụng phương pháp phân tích tỷ trọng, phương pháp tính liều DDD.

Kết luận

Năm 2018, kháng sinh sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện An Phú nhiều nhất là beta-lactam (49,0 % khoản mục; 92,0 % giá trị; 28,96 DDD/100 giường - ngày). Thuốc kháng sinh dùng nhiều ở bệnh nhân ngoại trú (71,6 % giá trị). Giá trị thuốc kháng sinh sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao (82,2 %). Một số bất hợp lý cần được quan tâm trong sử dụng cephalosporin thế hệ 3 còn chiếm tỷ lệ cao (16,4 % khoản mục, và 26,0 % giá trị so với tổng số kháng sinh sử dụng), nhiều nhất là cefotaxim. Cần theo dõi thường xuyên việc sử dụng các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 và kháng sinh quinolon theo khuyến cáo của WHO.

In 2018, at An Phu Health Centre, consumption of antibiotics made up 29.9 % of the total medicine costs. Of them, domestic antibiotics accounted for 82.2 % of the antibiotics expenditure and 83.7 % of the total consumed antibiotics. Antibiotics  for outpatients was 71.6 % of the total. The most used antibiotic group was beta-lactam, with the frequency of 49 % and accounted for 92 % of the total costs on this category. The total defined daily dose (DDD) per 100 day-beds of antibiotics was 51.28 DDD (28.96 DDD for beta-lactam group, 9.02 DDD for amoxicillin, 8.36 DDD for cefotaxim and 7.15 DDD for cephalexin).

Quay trở lại

Bản quyền thuộc về Tạp chí Dược học – Bộ Y tế

Địa chỉ: 138 A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.37367717 – 04.37368367 - E-mail: tapchiduocbyt@gmail.com